Thông báo từ nhân viên tư vấn 相談員からのお知らせ
Bắt đầu từ tháng này, nhân viên tư vấn của Trung tâm tư vấn người ngoại quốc Miyagi và điều phối viên quan hệ quốc tế (CIR)của tỉnh Miyagi sẽ liên tục giới thiệu thông tin cuộc sống bằng ngôn ngữ của mỗi người. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ đăng tải những câu chuyện về sự khác biệt giữa Nhật Bản và mỗi nước. Xin mời quý vị đón xem!
今月からみやぎ外国人相談センターの相談員と宮城県の国際交流員(CIR)が、それぞれの言語で生活情報を随時紹介していきます。生活情報の他に、日本とそれぞれの国との違いなどのお話も載せていきますので、ぜひご覧ください!
Cách bước đi an toàn trên đường mùa Đông
冬道の安全な歩き方
Nhiệt độ đang thấp dần và mùa tuyết rơi đã đến. Chúng ta cần cẩn thận vì có khi những ngày trời lạnh mặt đường sẽ đóng băng. Đặc biệt vào những ngày đầu mùa Đông, khi nhiều người chưa quen với việc bước đi trên đường đầy tuyết, có người bị trượt ngã và gãy xương. Chúng ta sẽ an tâm hơn nếu biết được làm cách nào để có thể bước đi an toàn trên đường mùa Đông.
気温が下がり、雪が降る季節になってきました。寒い日は道路が凍ることがありますので、注意が必要です。特に冬の初めの時期は雪道に慣れていない人が多く、転倒して骨折人もいるようです。どうすれば冬の道を安全に歩くことができるか知っておくと安心です。
●Những nơi nào dễ bị trượt ngã ?
・Nơi có nhiều người và xe đi qua, tuyết trên đường dễ bị dẫm và nén cho cứng lại. Bạn nên chú ý vì những nơi như thế mặt đường thường trở nên trơn láng, dễ bị trượt.
Ví dụ) lối băng qua đường (đặt biệt là trên các vạch trắng), trạm dừng tắc-xi, xe buýt, cửa ra vào các tòa nhà hay công trình kiến trúc có mặt đường lát gạch, những nơi gần ngay cổng ra vào ga tàu điện ngầm v.v…
●どんな場所が滑りやすい?
人や車がたくさん通るところは、雪道が踏み固められやすいです。そういった場所は滑りやすい、つるつるとした路面になっていることが多いので注意した方がいいです。
例)横断歩道(特に白い線の上)や車の出入りのある歩道、バスやタクシーの乗降場所、床がタイル張りの場所や建物の出入り口、地下鉄などの出入り口付近など
●Cách bước đi không bị trượt ngã
・Bước từng bước ngắn
・Cố gắng bước với toàn bộ lòng bàn chân chạm đất
・Không hấp tấp, dành thời gian thong thả để bước đi
●滑りにくい歩き方
・小さな歩幅で歩く
・できるだけ足の裏全体を使って歩く
・急がず時間に余裕を持って歩く
●Điều cần chú ý
・Dành thời gian thong thả để di chuyển
・Tập trung chú ý vào bước đi
・Không bước đi với hai tay đút vào túi hoặc hai tay mang hành lý
・Đi đôi giày khó bị trượt
●心がけること
・時間に余裕をもって移動する
・歩くことに集中する
・両手に荷物を持ったり、両手をポケットにしまった状態で歩かない。
・滑りにくい靴を履く
【Tham khảo】
『Thông tin từ Sapporo!Hướng dẫn tổng hợp để bạn bước đi an toàn・thoải mái trên đường mùa Đông』
【参考】
『札幌発!冬みちを安全・快適に歩くための総合ガイド』
http://tsurutsuru.jp/index.html
Chuẩn bị phòng ngừa thiên tai
地震への備えについて
Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều động đất. Do chúng ta không biết được động đất sẽ xảy ra lúc nào và ở đâu, nên chúng ta cần phải chuẩn bị phòng ngừa ngay từ khi chưa có chuyện gì xảy ra. Xin giới thiệu đến các bạn cách chúng ta chuẩn bị phòng ngừa động đất theo tài liệu “Sổ tay phòng chống thiên tai dành cho cư dân người nước ngoài” do tỉnh Miyagi biên soạn.
日本は地震が多い国の一つです。地震はいつどこで起こるかわらないため、日頃から地震に備えておく必要があります。宮城県で作成している、『外国人県民のための防災ハンドブック』から、地震への備えについてご紹介します。
※『外国人県民のための防災ハンドブック』8か国語(英語、中国語、韓国語、タガログ語、ベトナム語、ネパール語、インドネシア語、日本語)でご覧いただけます。
◎Các thiên tai thường gặp và cách đối phó (Nào cùng nghĩ xem chúng ta sẽ xử lý như thế nào nếu xảy ra động đất nhé!)
主な災害と対処方法(地震が起きたらどうしたらよいか確認しておきましょう!
https://www.pref.miyagi.jp/documents/7445/680621.pdf (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung quốc, tiếng Hàn quốc, tiếng Tagalog)
https://www.pref.miyagi.jp/documents/7445/680622.pdf (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Ne-pan, tiếng Indonesia)
◎Về cách chuẩn bị phòng ngừa thiên tai( Sẽ yên tâm hơn khi chúng ta chuẩn bị phòng ngừa từ trước.)
災害への備えについて(日頃から備えておくと安心です)
https://www.pref.miyagi.jp/documents/7445/680624.pdf(tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung quốc, tiếng Hàn quốc, tiếng Tagalog)
https://www.pref.miyagi.jp/documents/7445/680625.pdf ( tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Ne-pan, tiếng Indonesia)
◎Nếu thiên tai xảy ra(Giới thiệu những câu tiếng Nhật có thể dùng được ngay trong thực tế khi xảy ra thiên tai)
災害が起きたら(実際に災害が起きた時にすぐに使える日本語などを紹介しています)
https://www.pref.miyagi.jp/documents/7445/680626.pdf (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung quốc, tiếng Hàn quốc, tiếng Tagalog)
https://www.pref.miyagi.jp/documents/7445/680627.pdf (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Ne-pan, tiếng Indonesia)
相談員からのコメント
Trước khi đến Nhật Bản tôi từng nghe nói Nhật Bản là một trong những nước thường xảy ra động đất. Tôi tưởng tượng rằng động đất cũng giống như bão lũ, một khi xảy ra sẽ đem đến những thiệt hại to lớn cho cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như: đường sá bị vùi lấp do sạt lỡ, nhà cửa ngã nhào hay tốc ngói, nứt vách, con người và động vật cũng vì thế mà mất đi sinh mạng của mình.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi trải nghiệm động đất khi mới đến Nhật Bản. Hôm ấy, cái ghế tôi đang ngồi đột nhiên nảy lên khỏi sàn nhà. Động đất xảy ra thật nhanh và bất ngờ, khi ta chưa kịp nhận ra thì mọi việc đã trở lại bình thường như chưa từng có gì xảy ra. Sau lần ấy, tôi còn vài lần trải nghiệm những trận động đất khác tương tự: nhà rung lên bần bật vài giây rồi trở về vị trí cũ. Vài lần trải nghiệm như thế đủ khiến con người đâm ra lơ là mất cảnh giác với động đất.
“So với bão lụt ở Việt Nam thì động đất ở Nhật Bản chẳng có gì ghê gớm, vài giây là hết. Siêu thị v,v… vẫn hoạt động bình thường, điện nước cũng chẳng buồn mất nữa là…Cho nên chỉ cần trữ một ít đồ hộp là được rồi. Thêm nữa, trong ví có tiền mặt, thẻ ATM, thẻ bảo hiểm, thẻ lưu trú. Nếu động đất xảy ra chỉ cần đem theo ví và chiếc điện thoại di động là đủ” Tôi đã từng nghĩ như thế.
Thế nhưng trận động đất lớn xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 đã làm thay đổi suy nghĩ của tôi.
Thường ngày không ăn thức ăn đóng hộp nên không quen. Tôi suýt phát ói vì ngửi mùi từ hộp cá saba, cá ngừ. Giá như trước kia tập ăn đồ hộp thì đã không như thế này.
Mất điện mất nước và mất gas dài ngày ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
Chúng tôi đã không thể nấu ăn, tắm gội hay đi vệ sinh như ý muốn trong hai tuần. Ký ức về những năm tháng khổ ải sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc cứ như thế ùa về. Tuy nhiên hồi ấy, nếu mất nước có thể tắm và giặt giủ ngoài sông. Mất điện, mất gas đi nữa, chỉ cần có thực phẩm vẫn nấu ăn được bằng củi. Những những việc như thế tuyệt đối không thể nào làm được ở Nhật Bản những năm đầu thế kỷ 21.
Không có điện nên không xem TV dẫn đến không nắm được thông tin, không biết xung quanh mình đang xảy ra chuyện gì. Giá như ngày thường tôi mua sẵn radio , mua sẵn vài cục pin chuẩn bị trước thì hay biết mấy.
Không có điện, ATM và ngân hàng sẽ không hoạt động được và dù bạn có tiền trong ngân hàng cũng không thể mua được thực phẩm hay các nhu yếu phẩm khác. Đó là chuyện 10 năm trước, hiện nay chúng ta có xu hướng thanh toán điện tử nhiều hơn tiền mặt và tôi nghĩ nếu mất điện, mọi việc có lẽ sẽ tồi tệ hơn cả 10 năm trước. Thế nên, tôi cho rằng dù thanh toán điện tử có tiện lợi bao nhiêu đi nữa, bạn vẫn nên giữ một ít tiền mặt trong ví phòng trường hợp bất đắc dĩ.
Trận động đất năm ấy làm cho ta nhận ra rằng vượt qua được những khó khăn khi động đất xảy ra hay không, không chỉ dựa vào khả năng xử lý tình huống lúc đó mà phần lớn dựa vào việc chúng ta chuẩn bị đề phòng nó cẩn thận đến mức nào.
日本に来る前に、日本に地震がよく起きると聞いたことがありました。地震も洪水、台風と同じで災害なので、一度起きたら、土砂崩れで道路が埋められたり、家屋が破壊されたり、人の命も、家畜の命もそれで危険にさらされたりするなど、私達の日常生活にいろいろな大変な被害をもたらすと想像しました。
日本に来たばっかりの時の地震の体験はいまでも鮮明に覚えています。それは、お昼ご飯を食べているときでした。座っていた椅子が突然誰かに床から持ち上げられて、またドンと勢いよく床に落とすかのように跳ねました。ビックリしました。地震はあまりにも突然すぎて、「地震だ」と気が付いた時、特にもう何も起こっていなかったかのように終わってしまいました。
その後、何回か同じぐらいの地震を経験しました。家が揺れて、何秒後揺れが収まっていて、元通りになりました。このように、軽くて小さい地震を何回か経験すると、地震に甘く見て油断してしまいました。
「なんだ、ベトナムの台風と比べたら、日本の地震は対したものでないじゃないか。停電も断水もなく、スーパーだって普段通りにやっているじゃないか。何秒間で地震がおさまったじゃないか。それで、念のため缶詰を何個か備えておけばいい。財布に現金にキャッシュカード、保険証、在留カード。万が一、避難しないといけないなら、財布と携帯だけ持って行けばいい。」と思いました。
しかし、2011年3月11日に起きた地震は私の考えを変えてくれました。
普段缶詰食品を使わないため、缶詰になれませんでした。鯖缶、マグロ缶からのにおいで吐きそうになったこともありました。前から、少しずつ缶詰を使った料理を食べみたらこんなことにならないのになあと思いました。
そして、長期の停電、断水とガス停止も私たちの日常生活に大きな影響を与えました。 2週間ぐらい思い通りにシャワーを浴びたり、トイレを使ったり、料理を作ったりすることができませんでした。ベトナム戦争が終わった後の苦しかった日々の記憶がそのままよみがえってきました。ですが、当時のベトナムは断水なら川で浴びたり、服を洗濯したりすることができたし、食料品があれば、電気がなくても、まきでごはんを作ることもできました。このようなことは21世紀の日本では不可能です。
停電でテレビが見られなく、必要な情報も、原発事故のような世の中で起きた大ごとも知りませんでした。普段からラジオや乾電池等を用意しておけばよかったのにと後悔しました。
停電で、ATMも銀行も使えませんでした。銀行にお金があっても、日常生活に必要品は買うこともできませんでした。それは電子マネーがまだはやっていなかった10年前の話ですが、もし今同じくらいの地震が起きたら、状況はもっとひどくなるでしょう。ですので、電子マネーはいくら便利であっても、万が一の場合に備えとして、ある程度お財布に現金を入れておいた方がいいと思っています。
災害が起きた時の大変な状況を乗り越えられるかどうかは、災害対処能力だけによるものではなく、災害が起きる前の備えはいかにしっかりしたのも大事だとあの時の地震が私に教えてくれました。